Người thừa kế Thiện_Đức_nữ_vương

Trước khi trở thành nữ vương, Thiện Đức (선덕) được gọi là Công chúa Đức Mạn (tiếng Hàn:덕만, chữ Hán: 德曼, Đức Mạn công chúa). Cô là con gái thứ hai trong số ba người con gái của Chân Bình Vương. Chị gái cô, Thiên Minh công chúa (tiếng Hàn: 천명공주; Hán tự: 天明公主), sinh ra được một người con trai, là người sẽ trở thành Thái Tông Vũ Liệt Vương sau này. Trong khi một người chị em khác của cô – Thiện Hoa Công chúa (善花公主, 선화공주), lại kết hôn với Vũ vương của nước Bách Tế, sau đó thì trở thành mẫu hậu của Nghĩa Từ Vương của Bách Tế, vị vua cuối cùng của Bách Tế, trước khi bị diệt bởi liên minh giữa Tân La và nhà Đường.

Sự tồn tại của công chúa Thiện Hoa hiện nay vẫn đang tranh cãi, vì có nhiều bằng chứng lịch sử cho rằng mẹ của Nghĩa Từ VươngVương hậu Sataek, và phủ nhận vai trò lịch sử của Thiện Hoa.

Chân Bình Vương không có con trai, vì thế người đã chọn Thiện Đức lên làm Thế nữ kế vị. Điều này không có gì khác thường ở Tân La, bởi vì phụ nữ trong thời đại này có vai trò tương đối cao với nhiều cố vấn, quý phu nhân và vương hậu nhiếp chính xuất hiện ở đất nước.

Khắp vương quốc, phụ nữ không phải là người có tiếng nói trong gia đình từ khi chế độ mẫu hệ suy yếu bên cạnh chế độ phụ hệ. Tư tưởng Nho giáo đã đặt người phụ nữ vào một vị trí thấp, không có tầm ảnh hưởng gì lớn trong xã hội Triều Tiên, cho tới tận giữa triều đại nhà Triều Tiên thế kỷ thứ XV.

Trong vương triều Tân La, vai trò của người phụ nữ tương đối cao, nhưng vẫn có sự hạn chế trong hành xử và lễ giáo của người phụ nữ. Phụ nữ thường bị hạn chế tham gia vào các hoạt động lớn vì xã hội cho rằng chúng không phù hợp với họ.